VITAMIN & KHOÁNG CHẤT CẦN THIẾT CHO CƠ THỂ NHƯ THẾ NÀO?
Vitamin là tên gọi chung của tập hợp các phân tử hữu cơ, đóng vai trò như các vi chất dinh dưỡng thiết yếu mà cơ thể cần với số lượng nhỏ để thực hiện chức năng của quá trình trao đổi chất. Các chất dinh dưỡng thiết yếu này không thể được tổng hợp trong cơ thể một cách hoàn toàn hoặc không có đủ số lượng và do đó phải được lấy qua chế độ ăn uống hàng ngày.
1. Vitamin và khoáng chất là gì?
Vitamin và khoáng chất là những vi chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể để thực hiện các chức năng bình thường trong nội môi. Tuy nhiên, những vi chất dinh dưỡng này không được tạo ra trong cơ thể mà phải có nguồn gốc từ thực phẩm chúng ta ăn vào.
Vitamin là các chất hữu cơ thường được phân thành 2 loại là nhóm vitamin tan trong chất béo hoặc vitamin tan trong nước. Các vitamin tan trong chất béo bao gồm vitamin A, vitamin D, vitamin E và vitamin K, có tính chất hòa tan trong chất béo và có xu hướng tích tụ trong cơ thể. Ngược lại, các vitamin hòa tan trong nước bao gồm vitamin C và nhóm vitamin B, chẳng hạn như vitamin B6, vitamin B12 và folate, cần phải được hòa tan trong nước trước khi chúng có thể được cơ thể hấp thụ và do đó không thể được lưu trữ lâu dài trong cơ thể. Như vậy, bất kỳ vitamin hòa tan trong nước nào mà cơ thể không sử dụng đến cũng sẽ bị mất chủ yếu qua nước tiểu.
Khoáng chất là những nguyên tố vô cơ có trong đất và nước, được thực vật hấp thụ hoặc động vật tiêu thụ. Mặc dù chúng ta có thể đã quen với tên gọi các chất như canxi, natri và kali, nhưng còn có một loạt các khoáng chất khác, bao gồm các khoáng chất vi lượng (ví dụ: đồng, i-ốt và kẽm) cũng rất cần thiết dù chỉ cần với một lượng rất nhỏ.
Tại Hoa Kỳ, Học viện Y khoa Quốc gia (trước đây là Viện Y học) đã cho khuyến cáo về các giá trị tham chiếu chất dinh dưỡng được gọi là Lượng tham chiếu Chế độ ăn uống (DRIs) cho các vitamin và khoáng chất. Đây là những hướng dẫn để có chế độ dinh dưỡng tốt và là cơ sở khoa học cho việc phát triển các hướng dẫn về thực phẩm ở cả Hoa Kỳ và Canada. Các DRI cụ thể cho các giai đoạn tuổi, giới tính và cuộc đời đối với hơn 40 chất dinh dưỡng. Các hướng dẫn này là dựa trên các báo cáo hiện có về sự thiếu hụt và độc tính của từng chất dinh dưỡng.
2. Những điều chưa biết về vitamin & khoáng chất
Vitamin và các vai trò chính xác của chúng đã gây tranh cãi kể từ khi chúng được phát hiện vào cuối những năm 1800 và đầu những năm 1900. Chính là nhờ vào những nỗ lực kết hợp của các nhà dịch tễ học, bác sĩ, nhà hóa học và nhà sinh lý học đã giúp hoàn thiện sự hiểu biết ngày nay của chúng ta về các loại vitamin và khoáng chất.
Sau nhiều năm quan sát, thử nghiệm, một số bệnh lý đã được chứng minh là không phải do nhiễm trùng hoặc độc tố – một niềm tin phổ biến vào thời điểm đó – mà là do thiếu hụt vitamin. Các nhà hóa học đã làm việc để xác định cấu trúc hóa học của vitamin để con người có thể tổng hợp nhân tạo chúng. Ngay sau đó, các nhà nghiên cứu đã xác định được lượng vitamin cụ thể cần thiết để tránh các bệnh lý có nguyên nhân là do thiếu hụt vitamin và khoáng chất gây ra.
Năm 1912, nhà hóa sinh học Casimir Funk là người đầu tiên đặt ra thuật ngữ “vitamin” trong một ấn phẩm nghiên cứu đã được cộng đồng y khoa chấp nhận, có nguồn gốc từ “vita” có nghĩa là sự sống và “amine” dùng để chỉ một chất nitơ cần thiết cho sự sống. Cột mốc này đã công nhận Funk được xem là cha đẻ của liệu pháp vitamin, vì ông đã xác định được các thành phần dinh dưỡng bị thiếu trong các bệnh thiếu hụt vitamin như bệnh Scorbut (thiếu vitamin C), bệnh beriberi (thiếu vitamin B1), bệnh pellagra (thiếu vitamin B3) và bệnh còi xương (thiếu vitamin D). Việc phát hiện ra hầu hết các vitamin hiện diện bên trong và vai trò của chúng đối với cơ thể là dần hoàn thiện vào năm 1948.
Vitamin chỉ được lấy từ thực phẩm tự nhiên dung nạp bằng đường ăn uống cho đến những năm 1930 khi các chất bổ sung vitamin nhất định được sản xuất thương mại trên thị trường. Chính phủ Hoa Kỳ cũng bắt đầu tăng cường thực phẩm với các chất dinh dưỡng cụ thể để ngăn ngừa sự thiếu hụt vitamin phổ biến vào thời điểm đó, chẳng hạn như thêm i-ốt vào muối để ngăn ngừa bệnh bướu cổ và thêm axit folic vào các sản phẩm ngũ cốc để giảm dị tật bẩm sinh trong thai kỳ. Kể từ những năm 1950, hầu hết các loại vitamin và vitamin tổng hợp đều có sẵn để bán trên thị trường nhằm ngăn ngừa sự thiếu hụt vitamin.
Trả lời